LQT Talk #02: Hành trình phân phối quốc tế của sản phẩm nội địa Thái Lan

Sở hữu sản phẩm thành công cả thị trường trong nước và quốc tế là mơ ước với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Trong số LQT Talk #02, những bài học “nằm lòng” khi đưa sản phẩm nội địa Thái Lan đến thị trường quốc tế được doanh nhân người Thái, Korachal Tangphadungrutch (Joey) – Founder, CEO Da cá chiên giòn Daisuki mang đến các bạn sinh viên.

Những bài học nằm lòng tại thị trường quốc tế

Mở đầu buổi chia sẻ, ông Joey cho biết, tuy chỉ mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam, thương hiệu Daisuki đã gặt hái được những thành công nhất định, nổi bật là số liệu market share (thị phần) trong lĩnh vực thức ăn nhanh (snack).

sản phẩm da cá chiên giòn Daisuki
Hình ảnh sản phẩm Da cá chiên giòn thương hiệu Daisuki

Để đảm bảo sự tăng trưởng này luôn bền vững không chỉ ở Việt Nam mà còn ở những thị trường khác, ông nhấn mạnh 3 yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng khi có ý định phân phối sản phẩm ra toàn cầu, bao gồm: tên thương hiệu, chiến lược kinh doanh và cách lưu thông nguồn vốn.

1/ Tên thương hiệu cần dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ

Tên thương hiệu là một trong những yếu tố cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu nhất. Với start-up (khởi nghiệp), trước khi đặt tên, cần phải tìm hiểu đâu là những yếu tố được yêu thích của sản phẩm trên thị trường. Ông Joey cho hay, trên thực tế, nếu tên thương hiệu gợi lên được những yếu tố liên quan sản phẩm (màu sắc, thành phần, hương vị) sẽ dễ dàng được ghi nhớ trong suy nghĩ của người tiêu dùng hơn.

Đồng tình với ý kiến trên, TS. Lý Quí Trung bày tỏ, tên thương hiệu “Phở 24” trước kia chỉ đơn giản được thống nhất dưới sự thảo luận của gia đình. Khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới, tên thương hiệu bị từ chối vì khác biệt văn hoá, trong đó, con số “24” mang ý nghĩa không tốt đối với người dân nước sở tại.

Chia sẻ câu chuyện của mình, ông Joey cũng cho hay, trong tiếng Nhật, Daisuki mang ý nghĩa “I love you the most”. Tuy nhiên, thương hiệu cũng không thể du nhập vào thị trường Trung Quốc cũng vì ý nghĩa tên thương hiệu đối với văn hoá nước này có sự khác biệt.

Có thể thấy, ngoài những thủ tục pháp lý, khi doanh nghiệp muốn xây dựng một danh mục sản phẩm (product portfolio) có thể phân phối vào thị trường nước ngoài, người sáng lập cần chắc chắn tên thương hiệu không gây ra hiệu ứng offensive (mang ý nghĩa xúc phạm) đối với văn hoá của các quốc gia. Từ đây, ông Joey nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng linh hoạt (flexibility) khi phân phối sản phẩm tại thị trường quốc tế.

doanh nhân người Thái, founder Da cá chiên giòn Daisuki
Ông Joey và TS. Lý Quí Trung tại buổi LQT Talk #02

2/ Hãy linh hoạt khi phân phối sản phẩm nội địa Thái Lan đến quốc tế

Tại thị trường Việt Nam

Ông Joey tập trung đầu tư vào R&D (Research Development) để cho ra mắt sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Ông cho biết, tuy Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia cùng khu vực và khẩu vị tương đối giống nhau, ông vẫn muốn nghiên cứu để phát triển hương vị sản phẩm tiệm cận nhất với khẩu vị người Việt.

Bên cạnh đó, để tối ưu chi phí vận hành và lưu trữ, ông cũng liên hệ làm việc với những nhà cung cấp tại Việt Nam đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu của công ty. Ông đồng thời thử nghiệm sản phẩm của đối thủ để phát triển sản phẩm Daisuki tốt hơn.

Tại các quốc gia khác

Ông lấy ví dụ về Nhật Bản – quốc gia có yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm đồng thời là thị trường mà công ty Daisuki đang phân phối, để chiếm trọn lòng tin người tiêu dùng tại quốc gia này, Daisuki đã thay đổi hoàn toàn bao bì so với sản phẩm nội địa Thái Lan, bao bì trước đây thay vì tập trung phần lớn vào hình ảnh minh hoạ thì tại Nhật Bản sẽ thể hiện thêm thành phần chính sản phẩm, tạo ra sự tin tưởng đối với người tiêu dùng.

Nhìn chung, dù lựa chọn chiến lược linh hoạt khi toàn cầu hoá sản phẩm Daisuki, ông Joey vẫn nhận định rằng doanh nghiệp cần phải giữ những nét đặc trưng nhất về thương hiệu để không làm mất đi brand value (giá trị thương hiệu).

3/ Tận dụng tối đa nguồn tiền khi vận hành doanh nghiệp

Ông Joey đề cập đến ba nguồn lực chính mà một người có thể nghĩ đến khi muốn gọi vốn khởi nghiệp kinh doanh, gồm: Gia đình (family), Bạn bè (friend), và Ngân hàng (bank).

Gia đình: Gia đình thường đặc biệt quan trọng trong vấn đề tài chính mối liên kết mạnh mẽ. Tuy nhiên, ông Joey cho biết, sự quyên góp từ gia đình cũng có thể đặt ra những loại áp lực tinh thần hoặc mối quan hệ gia đình.

Bạn bè: Bạn bè thân thiết, đồng nghiệp là một nguồn hỗ trợ tài chính một nhà khởi nghiệp có thể nghĩ tới. Ông chia sẻ, sự hỗ trợ từ bạn bè mang lại sự thoải mái hơn so với gia đình, nhưng cũng cần cẩn trọng để không mất lòng tin trong mối quan hệ này.

Ngân hàng: Ngân hàng đại diện cho một nguồn lực tài chính chính thức và chuyên nghiệp bao gồm vay mượn, tín dụng và các dịch vụ tài chính khác. Vay vốn từ ngân hàng đảm bảo và ổn định hơn, nhưng đồng thời cũng đi kèm với các điều kiện và lãi suất.

Mỗi nguồn lực đều có ưu và nhược điểm của mình, để xác định thứ tự ưu tiên, người khởi nghiệp cần xác định số vốn cần đầu tư, sau đó suy xét khoản tài chính cá nhân, các tài sản hiện có. Đồng ý với quan điểm trên, TS. Lý Quí Trung chia sẻ, hãy luôn trang bị bài giới thiệu về mục đích sử dụng nguồn tiền bạn kêu gọi và những cam kết đối với “nhà đầu tư”.

Kết

Thông qua phần chia sẻ và thảo luận trực tiếp với Founder Da cá chiên giòn Daisuki tại sự kiện LQT Talk #02: Hành trình phân phối quốc tế của sản phẩm nội địa Thái Lan, sinh viên WSU-LQT BBUS có thể khái quát được quy trình nghiên cứu và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp ngành hàng thức ăn nhanh (snack). Ngoài ra, các chia sẻ về kiến thức sử dụng nguồn vốn cũng như phương pháp tiếp cận sản phẩm trên thị trường quốc tế sẽ là chìa khóa giúp đạt được lợi thế trong kinh doanh.

——–

CỬ NHÂN KINH DOANH LQT

Với phương thức dạy và học đa dạng, phong phú và luôn sâu sát với biến động thị trường, những doanh nhân tương lai của Viện LQT sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng mà không phải sinh viên đại học nào cũng có được, bao gồm những tình huống kinh doanh không có trong sách vở từ chính kinh nghiệm của các chủ doanh nghiệp, các nhà sáng lập thành công trên thương trường.

Xem LQT Talk #01: Những thử thách khi khởi nghiệp tại Việt Nam

Tin tức

LQT Talk #8: Khởi nghiệp BLUSAIGON khi tình hình tài chính đang ở con số “âm” 

Ngày 12/04, sinh viên chương trình Cử nhân kinh doanh LQT có dịp gặp gỡ [...]

LQT Talk #07: Chiến lược marketing độc đáo tại Sun Life Việt Nam – Lấy nghệ thuật sáng tạo làm trọng điểm

Sự kiện LQT Talk Marketing kết hợp với chuyến tham quan Công Ty Bảo Hiểm [...]

LQT Talk #06: Sinh viên LQT thử tài lồng tiếng sách nói

Ngày 15/3, các sinh viên LQT có dịp gặp gỡ Nhà sáng lập và Đồng [...]

LQT Talk #05: Marketing tương hỗ giữa 3 dịch vụ F&B, AirBnB & Du lịch trong 1 hệ sinh thái

Ngày 26/1, sự kiện LQT Talk #05 với chủ đề Marketing hân hạnh được tiếp [...]

Đăng ký tư vấn

Bạn vui lòng cung cấp thông tin chi tiết trong biểu mẫu dưới đây.

*Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng cung cấp thông tin chi tiết trong biểu mẫu dưới đây.

*Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Thông tin học sinh