LQT Table Manners & Dinner Etiquette Class – 10 Quy tắc ứng xử trên bàn tiệc dành cho doanh nhân

Những sự kiện ngoại giao, những cuộc gặp mặt đối tác thân mật, những bữa ăn bất chợt có thể được xem là điều thường nhật của một doanh nhân. Để rèn luyện sự chuyên nghiệp và bộ kỹ năng cứng cần có khi cần ứng biến với những tình huống bất chợt xảy ra trên bàn tiệc, sinh viên Cử nhân kinh doanh LQT tham gia vào lớp học LQT Table Manners & Dinner Etiquette Class, dưới sự hướng dẫn của TS. Lý Quí Trung tại không gian nhà hàng 5 sao Saigon Tourist, và phần thực hành hướng dẫn bởi đại diện Saigon Tourist.

10 Quy tắc ứng xử trên bàn tiệc

Tại lớp LQT Table Manners & Dinner Etiquette, TS. Lý Quí Trung đã chỉ ra 10 quy tắc ứng xử trên bàn tiệc cơ bản mà bất cứ doanh nhân nào cũng cần ghi nhớ. 

Quy tắc 1: Diện trang phục phù hợp  

Trang phục là yếu tố đầu tiên để đánh giá đối phương trong bữa tiệc. Ăn mặc đúng ngữ cảnh giúp người mặc dễ dàng hoà nhập vào không khí buổi tiệc. TS. Lý Quí Trung nhấn mạnh, nếu có thể, hãy kiểm tra trước hình thức tham gia (format), nơi gặp gỡ (place) và màu sắc trang phục mong muốn (dress-code) của buổi tiệc. Trong đó, ta thường bắt gặp 3 phong cách trang phục trong các tình huống cụ thể sau: 

  • Cuộc gặp gỡ lần đầu với phía đối tác hoặc sự kiện Networking: Business Smart 
  • Cuộc họp quan trọng hoặc phỏng vấn: Business Formal
  • Bữa tối thân mật: Business Casual 

Tham khảo chi tiết phong cách Business Smart, Business Formal và Business Casual qua bài viết 05 phong cách trang phục trong kinh doanh 

Trang phục cần phù hợp với không khí buổi tiệc
Trang phục cần phù hợp với không khí buổi tiệc. Ảnh: Sinh viên LQT diện trang phục phù hợp trong không gian nhà hàng 5 sao.

Quy tắc 2: Đúng giờ  

Thể hiện bản thân là người nghiêm túc và chuyên nghiệp bằng việc luôn xuất hiện trước 05 phút tại điểm hẹn. Để thực hiện việc này, sinh viên cần kiểm tra trước lộ trình, dự phòng những tình huống có thể xảy ra như kẹt xe, thời tiết… Ngoài ra, TS. Lý Quí Trung cho biết, khoảng thời gian có mặt tốt nhất trước buổi hẹn là 05-15 phút, sớm quá cũng không tốt và tuyệt đối không được đến muộn so với giờ đã được thống nhất. 

Quy tắc 3: Tôn trọng sự khác biệt văn hoá   

Hiểu biết văn hoá riêng quốc gia những người trong bữa tiệc cũng là cách giúp tránh được những tình huống khó xử. Ví dụ, trong văn hoá phương Tây, việc kéo ghế cho phụ nữ không chỉ không thể hiện sự ga-lăng của người đàn ông mà ngược lại còn cho thấy sự xúc phạm (offensive) mà họ dành cho phụ nữ. Thay vì kéo ghế, đàn ông có thể chủ động mở cửa sổ nơi đang ngồi và rót ly rượu đầu tiên mời đối phương. 

Quy tắc 4: Chọn món ăn có chủ đích    

Thầy Trung cho hay, không nên gọi những món dễ làm mình trông “bừa bộn” khi thưởng thức, như hamburgers, cua,..Hãy chọn những món có thể dễ dàng thao tác với bộ thức ăn muỗng nĩa trên bàn như salad, pasta.

Tiếp theo, không nên chọn món ăn đắt nhất trong menu, nên chọn những món trong tầm giá trung bình. Đặc biệt hơn hết, đối với những buổi tiệc quan trọng, đừng đến với một chiếc bụng “rỗng”. Ăn lót dạ trước tại nhà để trong buổi tiệc bạn không bị chi phối bởi thức ăn, đồng thời có “tinh thần” tốt để sẵn sàng giao tiếp và đối đáp với những người xung quanh. 

Quy tắc 5: Chủ động bắt chuyện     

Đây là quy tắc đóng vai trò quan trọng trong 10 quy tắc ứng xử trên bàn tiệc, chủ động trò chuyện là một cách giúp bạn ghi điểm trong mắt đối phương, điều này cũng chứng minh sự tự tin từ chính con người bên trong của bạn. Một vài chủ đề tiêu biểu dùng để bắt chuyện bao gồm: du lịch và gia đình. 

Các chủ đề thường tránh trong buổi ăn là những chủ đề nhạy cảm ,dễ gây chia rẽ và tranh luận, gồm: tiền bạc, tôn giáo, và chính trị. 

Các chủ đề về gia đình và du lịch thường được doanh nhân lựa chọn để bắt chuyện với đối tác.
Các chủ đề về gia đình và du lịch thường được doanh nhân lựa chọn để bắt chuyện với đối tác.

Quy tắc 6: Làm chủ ngôn ngữ cơ thể bản thân      

TS. Lý Quí Trung liệt kê một vài hành động của cơ thể giúp người tham gia ghi điểm bản thân trong buổi tiệc:

  • Ngồi thẳng lưng 
  • Hai chân luôn để thẳng 
  • Không để khuỷu tay lên bàn
  • Để khăn ăn lên đùi khi ngồi vào bàn ăn 
  • Nếu bạn rời khỏi bàn ăn trong thời gian bữa tiệc, để khăn ăn lên trên ghế ăn
  • Không ngấu nghiến thức ăn và không nói chuyện khi đang ăn
  • Không sử dụng bộ dụng cụ ăn uống để chỉ vào người khác 
  • Không sử dụng muỗng súp cho thẳng vào miệng 

Đây cũng đồng thời là những lỗi căn bản mà người tham gia hay mắc phải khi làm không chuẩn hoặc làm ngược lại, vô tình tạo ấn tượng không tốt trong mắt những người xung quanh.

Quy tắc 7: Sử dụng bộ dụng cụ ăn uống đúng cách      

Sử dụng các dụng cụ bên ngoài và thực hiện theo cách của bạn cho các món ăn khác nhau:

  • Nĩa để bên trái đĩa, dao và muỗng để bên phải
  • Có 2 loại dao: dao dài dành cho món chính, dao vừa dành cho salad, dao nhỏ dành cho tráng miệng và con dao nhỏ nhất dành cho bơ
  • Nĩa lớn dành cho món chính, nĩa nhỏ hơn dành cho salad và nĩa nhỏ nhất dành cho các món hải sản như hàu hoặc trai
  • Dao dùng cho cá sẽ có lưỡi dẹt và đầu nhọn (để tách xương…)
Sử dụng đúng bộ thức ăn rất quan trọng trong một bữa tiệc
Sử dụng đúng bộ thức ăn rất quan trọng trong một bữa tiệc. Ảnh: Sinh viên LQT đang thưởng thức món chính (main course)

Làm thế nào để ra hiệu cho nhân viên phục vụ khi bạn ăn xong?

  • Bỏ qua các dụng cụ (dao và nĩa) khi nghỉ giải lao hoặc chờ lấy thêm thức ăn
  • Đặt các dụng cụ của bạn cạnh nhau ở vị trí 4 giờ và khăn ăn trên bàn ở phía bên trái đĩa của bạn khi bạn đã ăn xong 

Quy tắc 8: Nguyên tắc BMW      

BMW là sự kết hợp giữa 3 yếu tố luôn có mặt trên mọi bàn tiệc: Bread (bánh mì) – Meal (thức ăn) và Water (nước uống). Lý thuyết này chỉ ra rằng, bánh mì và bơ luôn ở bên trái của bạn, thức ăn ở giữa và ly nước ở bên phải. Ghi nhớ nguyên tắc này sẽ giúp bạn luôn giữ đúng vị trí món ăn trên bàn tiệc trong suốt quá trình ăn. 

Quy tắc 9: Ăn cùng lúc với người khác       

Xếp thứ 9 trong 10 quy tắc ứng xử trên bàn tiệc dành cho doanh nhân là quy tắc, chỉ dùng bữa khi mọi người bắt đầu dùng bữa. Hay nói cách khác, trước khi bắt đầu dùng bữa, hãy chờ phần ăn mọi người đều được đem ra. 

Nếu chủ tiệc có ý định mời bạn dùng bữa trước, hãy dùng một mẩu nhỏ bánh mì  trong lúc chờ đợi phần ăn của người khác. 

Quy tắc 10: Bày tỏ sự trân trọng về buổi tiệc       

Sau khi dùng xong bữa, hay cho chủ tiệc biết rằng bạn rất vinh hạnh khi được xuất hiện, gửi lời cảm ơn đến họ vì đã mời mình tham gia. Đồng thời, bày tỏ sự hứng thú khi được gặp gỡ và ăn tối cùng những người tham gia khác. Cuối cùng, hãy trao đổi danh thiếp cá nhân (business card) nếu có cơ hội.  

Kết

Kết thúc buổi học LQT Table Manners & Dinner Etiquette với 10 quy tắc ứng xử trên bàn tiệc, song hành với phần thực hành mô phỏng như một bữa tiệc thân mật tại nhà hàng 5 sao Saigon Tourist ngay sau đó về ứng dụng bộ dụng cụ ăn uống và các loại rượu chát, sinh viên LQT đã được trang bị đầy đủ những kỹ năng cứng về cách giao tiếp trên bàn tiệc và “mài dũa” thêm những kỹ năng mềm trong tình huống thực tế.

Tin tức

LQT Talk #10: “Bóc Tách” Nghề Biên Kịch

Sáng 07/06, sinh viên WSU-LQT BBUS trang bị thêm một góc nhìn mới về sự [...]

LQT Talk #9: Rèn luyện sức bền doanh nhân

Sáng ngày 24/05, sinh viên chương trình Cử nhân kinh doanh LQT tham dự hội [...]

LQT Talk #8: Khởi nghiệp BLUSAIGON khi tình hình tài chính đang ở con số “âm” 

Ngày 12/04, sinh viên chương trình Cử nhân kinh doanh LQT có dịp gặp gỡ [...]

LQT Talk #07: Chiến lược marketing độc đáo tại Sun Life Việt Nam – Lấy nghệ thuật sáng tạo làm trọng điểm

Sự kiện LQT Talk Marketing kết hợp với chuyến tham quan Công Ty Bảo Hiểm [...]

Đăng ký tư vấn

Bạn vui lòng cung cấp thông tin chi tiết trong biểu mẫu dưới đây.

*Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng cung cấp thông tin chi tiết trong biểu mẫu dưới đây.

*Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Thông tin học sinh